Các biện pháp trị mồ hôi tay rất đa dạng. Tuy nhiên, mỗi phương pháp đều có những ưu và nhược điểm. Và phù hợp với tùng tình trạng da của mỗi người. Có thể bạn bị đổ mồ hôi nhẹ, hoặc bị đổ mồ hôi róc rách. Vậy làm cách nào để chọn được phương pháp trị mồ hôi hiệu quả và phù hợp với tình trạng da của mình? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nha.
1. Trị đổ mồ hôi tay bằng các phương pháp dân gian:

Dân gian trị mồ hôi theo Đông y, ông cha ta đã tuân theo lý luận sau: Tỳ chủ cơ nhục, phụ trách vận chuyển nước và phân bố các chất ra khắp toàn cơ thể. Bởi vậy khi Tỳ Vị bị bệnh, sẽ dẫn đến sự bất thường của quá trình vận hóa. Tân dịch sẽ tràn ra tay chân làm xuất hiện tượng lòng bàn tay và bàn chân đổ mồ hôi. Chứng tăng tiết mồ hôi tay, chân này được cho rằng chủ yếu do bệnh lý ở tỳ vị.
Một số bài thuốc dùng thảo mộc dân gian mà bạn có thể tham khảo: Tam nhân thang gia thêm bạch truật, Lý trung thang gia thêm ô mai, Quế chi thang gia long cốt, mẫu lệ, quy bản, toan táo nhân, phù tiểu mạch…
Ưu điểm của phương pháp này là:
– An toàn, lành tính, không có tác dụng phụ
– Dược liệu dễ tìm kiếm
– Tiết kiệm chi phí điều trị
– Sử dụng được với mọi lứa tuổi
Nhược điểm:
– Cần một thời gian điều trị lâu dài
– Không đảm bảo được tính hiệu quả
– Cơ địa mỗi người là khác nhau nên không phải ai cũng phù hợp
– Không trị dứt điểm được bệnh mà chỉ góp phần làm giảm mồ hôi
2. Trị đổ mồ hôi tay bằng thuốc tây y:

Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc tây có tác dụng kìm hãm mồ hôi tạm thời như: các type bôi, xịt ngoài da; thuốc điều trị từ bên trong như: các thuốc kháng Cholinergic như Oxybutynin, Glycopyrrolate, Propantheline… hoặc thuốc beta như Atenolol, Metoprolol…
Ưu điểm của phương pháp này là:
- Dễ dàng trong việc tìm kiếm ở các hiệu thuốc hoặc bệnh viện
- Dễ sử dụng chỉ bằng cách bôi hoặc uống
- Tốn ít thời gian chữa trị
Nhược điểm:
- Chỉ có tác dụng ngăn mồ hôi tạm thời: đối với thuốc bôi, sau khi rửa sạch bằng nước sẽ hết tác dụng. Đối với thuốc uống, chỉ tác dụng sau 4 tiếng uống thuốc
- Ảnh hưởng lớn đến dạ dày nếu sử dụng thuốc trong thời gian dài
- Cần có sự thăm khám và kê đơn từ các bác sĩ có chuyên môn trong ngành
- Một số tác dụng phụ có thể gặp phải như: đau đầu, buồn ngủ, nổi mụn,…
3. Trị đổ mồ hôi tay bằng phương pháp tiêm Botox:

Đây là phương pháp đã được cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) chấp nhận. Đa số phương pháp này thường được thực hiện ở vùng da dưới cánh tay. Bằng cách tiêm một lượng nhỏ chất độc tố Botulinum A có nguồn gốc từ vi khuẩn C.botulinum lên da đổ nhiều mồ hôi theo nhiều liệu trình. Độc tố sẽ kìm hãm sự giải phóng chất kích thích tuyến mồ hôi hoạt động. Có hiệu quả trong vòng 6 tháng. Khi hết 6 tháng bạn phải đi điều trị lại từ đầu.
Ưu điểm:
– Trị khỏi bệnh mồ hôi tay trong một khoảng thời gian từ 80 – 90%
– Thời gian điều trị nhanh chóng từ 2 – 3 tuần là hoàn thành một liệu trình
– Được thực hiện bởi các bác sĩ và chuyên gia có uy tín
Nhược điểm:
– Một số tác dụng phụ có thể xảy ra: Đau yếu tại vùng da điều trị, sụp mí, chóng mặt, đau đầu
– Chi phí điều trị mỗi liệu trình khá cao
– Tốn khá nhiều thời gian của người bệnh khi phải di chuyển đến bệnh viện để được thăm khám và chữa trị
– Chỉ có tác dụng điều trị tạm thời, nếu người bệnh muốn trị dứt điểm hoàn toàn cần thời gian từ 4 – 14 tháng và khoảng 6 tháng với vùng bàn tay và chân.
4. Phẫu thuật cắt tuyến mồ hôi trị đổ mồ hôi tay:

Phẫu thuật cắt tuyến mồ hôi được xem như là một trong những phương pháp điều hiệu quả nhất hiện nay. Các bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật cắt bỏ tuyến mồ hôi ở vùng bị ra mồ hôi quá nhiều của bạn. Chính vì thế, tỷ lệ thành công lên đến 70 – 80% điều trị dứt điểm mồ hôi bàn tay.
Ưu điểm:
– Có tỷ lệ thành công cao và có tác dụng điều trị vĩnh viễn
– Thời gian điều trị nhanh, chỉ cần trải qua một cuộc phẫu thuật
– Được thực hiện bởi các bác sĩ, chuyên gia uy tín
Nhược điểm:
– Chi phí điều trị cao
– Có tỷ lệ gây biến chứng như để lại sẹo lồi, lõm, nhiễm trùng vết mổ,…
– Trung tâm điều trị cần phải đảm bảo uy tín cao
– Tuy nhiên, bạn có thể bị đổ mồ hôi bù trừ. Bởi nguồn gốc sâu xa của căn bệnh này là sự hưng phấn quá mức của tuyến mồ hôi. Bởi vậy, nếu cắt tuyến mồ hôi ở tay chỉ có thể giảm mồ hôi ở vùng da đó, và sẽ bị đổ mồ hôi bù trừ ở những vùng da khác.
5. Phương pháp điện di ion trị mồ hôi tay:

Ứng dụng dòng điện trong việc điều trị chứng tăng tiết mồ hôi. Bởi dòng điện ion có tác dụng làm ức chế hệ thần kinh giao cảm, đồng thời, các ion có trong dòng điện sẽ lấp những khoảng trống của lỗ chân lông ngăn đổ mồ hôi ra bên ngoài. Phương pháp điều trị kết hợp.
Ưu điểm:
- Tỉ lệ thành công cao 80 – 90% sau 4 – 6 tuần điều trị
- Không tốn quá nhiều chi phí đi lại và điều trị khi có thể tự mua máy và điều trị tại nhà
- An toàn, hiệu quả, không để lại tác dụng phụ
- Có thể sử dụng với nhiều bộ phận trên da như: tay, chân, nách, đầu…
Nhược điểm:
- Không sử dụng được đối với trẻ em dưới 12 tuổi, phụ nữ có thai, người bị bệnh tim và động kinh
- Những ai có kim loại trong người vì lý do phẫu thuật hay bất cứ lý do nào cũng đều không sử dụng được
Hiện nay, chưa có biện pháp nào loại bỏ được mồ hôi triệt để, bởi vậy các phương pháp trị mồ hôi đều có tính tương đối. Bạn nên cân nhắc lợi và hại trước khi sử dụng bất kỳ phương pháp nào. Chúc bạn thành công.